03/05/2017 12:00
Từ hôm nay (31/12), mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phấm có tính chất nghiêm trọng có thể bị phạt lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
Để triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) và Luật ATTP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013 thay thế Nghị định số 91/2012 với một số điểm mới, nổi bật.
Nghị định 178 quy định rõ: Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về ATTP là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm. Như vậy, mức phạt tiền đối với cá nhân và tổ chức vi phạm là khác nhau, cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài mức phạt tiền được quy định như nêu trên, đối với các vi phạm hành chính về ATTP có tính chất nghiêm trọng như: Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng động vật mắc bệnh truyền nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh để sản xuất, chế biến thực phẩm,… thì mức tiền phạt được tính bằng 3,5 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với cá nhân hoặc 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với tổ chức vi phạm.
Mở rộng thẩm quyền lập biên bản VPHC
Bên cạnh đó, so với Nghị định số 91/2012, Nghị định số 178 mở rộng thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhằm phát huy được vai trò của lực lượng công chức, viên chức công tác tại các tuyến, nhất là tuyến huyện, tuyến xã trong việc lập biên bản vi phạm hành chính.
Qua đó sẽ giúp cho việc xử phạt vi phạm hành chính tại tuyến cơ sở được khả thi hơn, đặc biệt là việc xử phạt vi phạm hành chính về ATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Tương tự, về các chức danh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, Nghị định 178 quy định bổ sung một số chức danh như: Chi cục trưởng thuộc các Sở Y tế, NNPTNT, Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ATTP; Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc các Bộ Y tế, NNPTNT, Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ATTP và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về ATTP có quyền xử phạt VPHC về ATTP.
Phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan
Bên cạnh đó, Nghị định số 178 cũng quy định phân định rõ thẩm quyền xử phạt VPHC cho các chức danh có quyền xử phạt như: Chủ tịch UBND các cấp; chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, huyện, tỉnh; thanh tra chuyên ngành; người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan quản lý thị trường; Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển…
Nguồn :VFA
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác