29/07/2016 12:00
Trang web Diễn đàn đầu tư kinh doanh, 14:30 phút 27/5/2016 cho thấy năm 2015 Cục quản lý thị trường (Bộ công Thương) đã tiến hành kiểm tra hơn 38.000 vụ, phát hiện hơn 25.000 vụ vi phạm. Trong đó có 485 vụ vi phạm hàng giả về chất lượng, công dụng, 1.632 vụ giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, 20.809 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa... Riêng quý I/2016, đã có 1.269 vụ SXKD hàng giả, hàng nhái bị phát hiện và xử lý... Phần lớn mặt hàng bị làm giả, làm nhái tập trung trong các nhóm hàng: Thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng, điện tử - điện máy, dược phẩm, mỹ phẩm…
Sử dụng phần mềm để kiểm tra sản phẩm.
Hiện nay có một số phần mềm giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được hàng nhái, hàng giả như Icheck, BarcodeViet… Tuy nhiên, người tiêu dùng thường chỉ cho nhau cách sử dụng phần mềm Icheck. Đây là phần mềm miễn phí dùng để nhận dạng hàng thật hàng giả. Người tiêu cùng chỉ cần tải phần mềm này về điện thoại di động. Cách sử dụng rất đơn giản, người dùng chỉ cần mở phần mềm, chạm vào biểu tượng phần mềm nằm trong điện thoại sau đó hướng camera của điện thoại vào mã vạch muốn kiểm tra. Icheck sẽ nhận diện và hiển thị chính xác các thông tin liên quan đến sản phẩm trên màn hình. Khi sử dụng phần mềm, yêu cầu điện thoại phải có kết nối iternet (wife, 3G). Ví dụ: Muốn kiểm tra mã vạch chai nước khoáng Dawa, người tiêu dùng mở phần mềm icheck, bấm vào biểu tượng của phần mềm, hướng camera đang hiện trên điện thoại di động và biểu tượng kẻ xọc dọc có những dãy số trên chai nước. Phần mềm sẽ hiển thị các thông tin về chai nước trên màm hình điện thoại như: Hình ảnh chai nước ở một bên góc điện thoại, kèm theo tên Nước khoáng Dawa, nước sản xuất, giá bán, công ty sản xuất, địa chỉ sản xuất.
Bà Đặng Thị Thụy, EaKar, Đắk Lắk không khỏi bực mình: “Đứa cháu nội từ thành phố về chơi, mở phần mềm quét mã vạch ra kiểm tra bà mới hay, hầu hết các sản phẩm như mắm, muối, bột ngọt… phầm mềm đều trả lời, không tìm thấy nguồn gốc sản phẩm”. Chị Ngô Thị Lan, nhân viên văn phòng bức xúc: “Mình mua mỹ phẩm tại cửa hàng bán có uy tín trên đường Hai Bà Trưng, thành phố Buôn Ma Thuột. Hàng mình mua rõ ràng ghi xuất xứ tại Ấn Độ nhưng khi sử dụng phần mềm quét mã vạch Icheck mới hay hàng mình đang dùng xuất xứ từ Trung Quốc”. Cô Tô Thanh Mai cũng bức xúc không kém: “Ông xã đi Pháp mua tặng 4 hộp mĩ phẩm, rõ ràng mua tại pháp, ngoài vỏ hộp cũng ghi made in France nhưng sử dụng mã vạch Icheck kiểm tra lại có 1 hộp xuất hiện hàng chữ made in China”.
Theo quy định tất cả các hàng hóa lưu thông trên thị trường đều có mã mạch, giúp người mua phân biệt được thông tin các loại hàng hóa khác nhau. Mỗi sản phẩm chỉ có một mã vạch không bao giờ thay đổi. Bởi mã vạch là những vạch lẻ với cự li, độ dày được mã hóa chính xác đến từng micromet, nên dù dãy số có thể làm giả thì cột vã vạch 100% không thể làm giả, vì làm giả thì máy sẽ không thể quét được. Dựa vào những thông tin này, nếu sử dụng phầm mềm trên đọc được mã vạch thì người tiêu dùng có thể kiểm tra để biết xuất xứ của sản phẩm, sản phẩm đó cđang bị thu hồi hay cảnh báo cấm bán…
Thực tế cho thấy ở những nơi nào thị trường tiêu thụ còn thiếu thông tin và tương đối dễ tính thì ở đó hàng giả, hàng nhái xuất hiện càng nhiều. Việc trang bị cho mình những kiến thức phân biệt hàng giả, hàng thật sẽ giúp người tiêu dùng tránh được tình trạng tiền mất tật mang.
Bài & ảnh: Hồng Vân
Trung tâm Truyền thông GDSK
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác