18/02/2025 09:22
Được “mục sở thị” tại Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và Nhi sơ sinh - Bệnh viện đã khoa vùng Tây Nguyên mới thấy nơi đây đúng là nơi “đầu sóng ngọn gió” với bao căng thẳng, nhọc nhằn của đội ngũ y, bác sĩ. Hàng ngày, họ vật lộn với tử thần, kiên cường chiến đấu dành giật từng milimet sự sống sự sống cho các bệnh nhi, để lại sau lưng mình một gia đình riêng không thể chăm sóc chu toàn.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa cấp II Hoàng Ngọc Anh Tuấn (Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và Nhi sơ sinh, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên) cho biết: “Là đơn vị hồi sức cấp cứu thì có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với bệnh nhi. Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh tăng đột biến và diễn biến phức tạp. Vì thế, tập thể nhân viên của khoa đã cố gắng thường xuyên nâng cao nghiệp vụ, trách nhiệm để phục vụ và điều trị cho bệnh nhân tốt nhất. Khi đối mặt với bệnh nhi nặng thì chúng tôi phải cố gắng chẩn đoán nhanh, chính xác, kịp những “thời điểm vàng” để điều trị, hồi sức cấp cứu cho bệnh nhi. Đồng thời, phối hợp với các khoa phòng khác cũng như lắng nghe, tiếp thu những chỉ đạo sát sao và trực tiếp của ban giám đốc để cố gắng hoàn thành được nhiệm vụ được giao, cứu được thật nhiều đứa trẻ thành công.”
.jpg)
|
Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và Nhi sơ sinh - Bệnh viện đã khoa vùng Tây Nguyên là nơi điều trị cấp cứu chuyên sâu cho các bệnh nhi, nhi sơ sinh mắc bệnh lý nặng, sức khỏe rất phức tạp, luôn có nguy cơ tử vong cao. (ảnh: Quang Nhật)
|
Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và Nhi sơ sinh - Bệnh viện đã khoa vùng Tây Nguyên là nơi điều trị cấp cứu chuyên sâu cho các bệnh nhi, nhi sơ sinh mắc bệnh lý nặng, sức khỏe rất phức tạp, luôn có nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, đội ngũ y bác sĩ phải luôn tập trung cao độ, không có một phút nào được nghỉ ngơi vì, chỉ chút lơ đễnh thôi có thể gây hậu quả khôn lường. 51 y bác sĩ và cán bộ y tế trên tổng số 80-100 giường bệnh, trong đó bình quân một ngày có đến 9-10 ca cấp cứu nên nhiều lúc đôi chân mỏi nhừ, lưng đau muốn sụm xuống nhưng tình yêu dành cho công việc và những đứa trẻ bất hạnh lại giữ họ trụ vững.
.jpg)
|
Các y bác sĩ luôn túc trực để giúp điều trị và cứu bệnh nhân một cách nhanh nhất, tích cực nhất. (ảnh: Quang Nhật)
|
Bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Chiến (Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và Nhi sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên) bồi hồi kể lại những hôm dù không có phiên trực thì anh cũng cố gắng vào để hỗ trợ cho đồng nghiệp làm cấp cứu. Nhân lực của khoa vẫn còn thiếu mà khu trực thì rất là dày nên có nhiều đêm anh thức trắng. Ở nơi sự sống với cái chết cách nhau bằng một lằn ranh giới rất mong manh, đôi lúc khiến anh cảm thấy hụt hẫng vì có những ca dù đã rất cố gắng nhưng mà bệnh nhi vẫn không qua được.
“Có những ca bệnh tưởng chừng như đã hết hy vọng nhưng các y bác sĩ vẫn cố gắng động viên người nhà bệnh nhân, luôn túc trực để giúp điều trị và cứu bệnh nhân một cách nhanh nhất, tích cực nhất nhằm giảm thiểu cái đau đớn và tai biến ít nhất cho bệnh nhân” Điều dưỡng viên Lương Thị Ngọc Ánh (Khoa Hồi sức cấp cứu nhi và Nhi sơ sinh, Bệnh viện đã khoa vùng Tây Nguyên) chia sẻ thêm.
.jpg)
|
Điều dưỡng Ánh chăm sóc cho bệnh nhi. (ảnh: Quang Nhật)
|
Và sau những giây phút chiến đấu giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, xoay tròn trong “sóng ngầm” của những nỗ lực không ngừng nghỉ để giữ lại mạng sống cho các sinh linh bé nhỏ, niềm vui tràn đầy của ông bà, cha mẹ khi đón con khỏe mạnh đã tiếp thêm sức mạnh cho những người thầy thuốc.
Anh Phan Văn Danh (Huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) xúc động tâm sự: “Cháu nhà bị sốt xuất huyết, lúc nhập viện thì bệnh đã trở nặng lắm rồi, không ăn, không uống, thở không được, gia đình rất lo lắng. Nhưng cũng nhờ đội ngũ y bác sĩ động viên cũng như luôn túc trực, quây quần bên cháu giờ sức khỏe của cháu đã ổn định, gia đình tôi rất vui mừng.”
Dù biết nghề y vất vả nhưng các y, bác sĩ trong khoa luôn tâm niệm phải làm những điều tốt nhất cho các bé. Mỗi bệnh nhân được cứu sống là một phần thưởng vô giá mà cuộc đời ban tặng cho người thầy thuốc, bù đắp lại tất cả những nhọc nhằn nếm trải. Họ lại tiếp tục học hỏi, trau dồi kĩ năng lâm sàng và kiến thức chuyên môn để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, trả lại nụ cười cho bé thơ và hạnh phúc ngọt ngào cho người thân của bé./.
Minh Thu
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác