26/04/2018 12:00
An toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề “nóng” được nhiều người quan tâm hiện nay bởi nếu thực phẩm mất an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy, chủ đề của Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm nay được chọn là “ Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Theo đó, các hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm của cả nước nói chung và tại Đắk Lắk nói riêng sẽ tập trung, bám sát theo các nội dung của chủ đề Tháng hành động năm 2018.
Đoàn liên ngành số 1 lấy mẫu kiểm nghiệm tại các cơ sở sản xuất cà phê
Mục tiêu của chủ đề nhằm Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ, các làng nghề. Và tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm không an toàn.
Bà Hồ Thị Lộc- Phó Gíam đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn DaWa, Khu công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Bên cạnh việc chú trọng các thiết bị, quy trình sản xuất an toàn, chúng tôi luôn quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ cho người trực tiếp sản xuất, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo hộ lao động…để tạo ra những sản phẩm nước uống đóng chai vừa chất lượng vừa đảm bảo an toàn sức khỏe”.
“Trong quá trình kinh doanh tạp phẩm, tôi đã được tham gia các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nên cơ sở kinh doanh của tôi luôn chấp hành các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: Có giấy phép đăng ký kinh doanh, nhập hàng phải đảm bảo chất lượng, có nguốn gốc, xuất sứ, có hạn sử dụng, các gian hàng phải được bảo quản và sắp xếp đúng nơi quy định” - Chị Đỗ Thị Minh Vương, chủ tạp phẩm Long Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ.
Hằng năm, nhờ đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; Tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm; Tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cũng như kịp thời phát hiện, xử lý, nêu tên những cơ sở vi phạm…trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay, toàn tỉnh Đăk Lắk có hơn 23.600 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm các loại và hơn 6.800 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố thuộc các cấp quản lý thì hơn 50% cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, 20% cơ sở không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận nhưng hàng năm đều ký giấy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý, số cơ sở còn lại được thanh tra, kiểm tra trong các đợt thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm- Phó chánh Thanh tra Sở Công thương, Trưởng đoàn liên ngành số 1 về thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Lắk khẳng định: “ Qua kiểm tra, chúng tôi sẽ có hướng dẫn, nhắc nhở cơ sở sản sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ đúng quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, nếu phát hiện cơ sở sản xuất có sai phạm hoặc gian dối, chúng tôi kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm nay, Các đoàn liên ngành thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Lắk chủ yếu tập trung đánh giá việc thực hiện một số Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độ thực phẩm, nhất là tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, bao gồm: Trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý, kế hoạch triển khai Tháng hành động năn 2018, kiểm tra việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức an toàn thực phẩm tại từng địa phương.
Thông qua đợt thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, góp phần giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm và tử vong do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Bài, ảnh: Hương Xuân - Quang Nhật
(Trung tâm TT-GDSK)
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác